Giảm thiểu Dấu chân điện tử

Tác động tiêu cực của dấu chân điện tử có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, hành vi của người dùng và khiến họ hạn chế sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, nhằm hạn chế để lại dấu vết trên mạng Internet. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên người dùng không nên xóa tài khoản hay ngừng tất cả các hoạt động trên nền tảng Internet. Thay vào đó, họ gợi ý người dùng nên thực hiện các hành động sau để quản trị dấu chân điện tử của mình tốt hơn.

Nhập tên vào công cụ tìm kiếm

Sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm để tìm kiếm họ tên và kiểm tra danh tiếng của chính bản thân.

Nếu bạn đã từng thay đổi tên của mình, cố gắng thử các tên trước đó và cả tên hiện tại.Xem kết quả tìm kiếm, kiểm tra xem trang đó có tích cực không, có chuyên nghiệp không. Nếu có điều gì không thích hay nghi ngờ, hãy yêu cầu quản trị viên gỡ xuống.

Thiết lập Google Alerts là cách để theo dõi tên của bạn. Mỗi khi nó được đề cập ở đâu đó bạn sẽ nhận được thông báo. Nếu bạn có một tên chung, có thể giúp đính kèm các từ khóa vào tìm kiếm của bạn, chẳng hạn như vị trí hoặc các hoạt động có thể liên kết tên của bạn với cảnh báo của Google.

Suy nghĩ trước khi đăng trạng thái

Đảm bảo bài viết của bạn là chính xác, phù hợp với thực tế và hoàn cảnh. Người dùng nên hoạt động theo giả định rằng Internet là một môi trường mở. Một vài nguồn tin cho rằng những người không quan tâm về những gì mình đăng tải trên mạng sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình tìm việc trong tương lai.[17]

Làm nổi bật những ưu điểm của bản thân

Sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông xã hội để làm nổi bật các ưu điểm của mình sẽ tạo ra một hình ảnh tích cực về bản thân. Trong bối cảnh mà các nhà tuyển dụng hay các trường đại học thường sử dụng dấu chân điện tử để đánh giá ứng viên, thì người dùng có thể tận dụng nó thành một công cụ hữu ích cho cuộc sống của mình[18]

Kiểm tra kỹ cài đặt quyền riêng tư nhưng không tin tưởng chúng

Cài đặt quyền riêng tư trên các mạng xã hội để kiểm soát ai có thể xem được bài đăng của bạn. Có một vài lựa chọn như công khai, chỉ bạn bè được xem hay chế độ chỉ mình tôi. Bạn có quyền chọn chế độ mà mình mong muốn. Điều này sẽ giúp lọc được những bạn bè mà bạn không muốn họ biết về bài đăng đó của bạn.[3] Ví dụ: Facebook cho phép bạn không chỉ giới hạn các bài đăng chỉ cho bạn bè mà còn tạo danh sách tùy chỉnh những người có thể xem một số bài đăng nhất định. Nhưng đừng nghĩ cài đặt quyền riêng tư sẽ bảo vệ bạn ở bất cứ đâu ngoài trang web truyền thông xã hội sử dụng chúng. Chẳng hạn, bài đăng đó một người mà bạn cho thấy nhưng lại đi tiết lộ với người mà bạn không muốn thấy, có nhiều cách để họ tiết lộ như kể lại bằng miệng, chụp màn hình hay đưa bài đăng của bạn đến trực tiếp người đó. Vì thế, khi đăng bất cứ một thông tin gì, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đoán trước những rủi ro có thể xảy ra để không mang lại hậu quả xấu cho bản thân.[3]

Tạo mật khẩu mạnh

Đăng ký tạo tài khoản cho một trang web hay tài khoản mạng xã hội nào đó cần tạo mật khẩu mạnh, khó đoán. Mật khẩu thường 8 ký tự trở lên bao gồm có cả chữ số in hoa, in thường và số. Tránh sử dụng các từ dễ đoán, ví dụ như tên của bạn cộng với ngày sinh, trường hợp này khá phổ biến, người khác sẽ dễ dàng đoán ra và bẻ khóa bất cứ khi nào. Vì vậy, quy tắc là làm sao mật khẩu đó dễ nhớ cho bạn và làm khó cho người khác.[3][19]

Có rất nhiều web bạn muốn đăng ký để tạo tài khoản, vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả và ghi nhớ một cách chính xác? Một tuýp nho nhỏ dành cho bạn là hãy ghi vào một cuốn sổ mật giấu kỹ, cứ liệt kê hết ra và thế là khi cần sẽ mở ra xem. Cách thứ 2 khá dễ dàng- trình quản lý mật khẩu Norton Identity Safe. Norton Identity Safe có chức năng hỗ trợ đăng nhập vào các trang web bạn cần, nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy.[3]

Đăng xuất hoặc hủy kích hoạt

Sau khi sử dụng xong một trang web nào đó, hãy nhớ đăng xuất đặc biệt là máy tính dùng chung.

Có lưu ý hết sức đặc biệt rằng nếu bạn cảm thấy không còn có nhu cầu để sử dụng ứng dụng hay web đó nữa thì bạn nên xóa luôn hoặc hủy kích hoạt tài khoản thay vì chỉ đóng trang web hay xóa ứng dụng.[19]

Đọc điều khoản sử dụng

Thật không ít người bỏ qua công đoạn này, nhưng nếu bạn thật sự muốn giảm dấu chân điện tử thì hãy cố gắng đọc một cách cẩn thận nội dung của Điều khoản $ Điều kiện để đảm bảo rằng bạn đã hiểu về cách trang web hay ứng dụng đó bảo vệ và chia sẻ thông tin của tài khoản bạn như thế nào.[19]

Cung cấp thông tin nhiễu

Nếu bạn không muốn cung cấp thông tin cá nhân của mình trên một trang web mà cho rằng không đáng tin cậy, không sao cả!. Bạn cứ cung cấp thông tin sai sự thật một chút như email, tên, số điện thoại hay ngày sinh. Điều này sẽ làm nhiễu thông tin, để lại dấu chân điện tử sai lệch khiến thuật toán khó hiểu dấu chân của bạn hơn và cuối cùng không thể thao túng bạn để quảng cáo hay dùng thông tin của bạn để sử dụng cho những mục đích mờ ám nào đó.[19]

Thận trọng trước khi bạn nhấp chuột

Hãy suy nghĩ cẩn thận khi click chuột vào hộp thư rác hay 1 liên kết, vì với một click chuột, bạn đã để lại dấu chân điện tử cho những kẻ xấu xa muốn tìm lấy thông tin của bạn rồi đấy.

Clickbait là một hình thức phố biến hiện nay được nhiều người lập ra nhằm chiếm đoạt thông tin của bạn một cách dễ dàng. Điển hình là các trò chơi trên facebook như “đoán vận mệnh của bạn” hay “bạn sẽ lấy vợ/chồng năm bao nhiêu tuổi”. Nghe có vẻ quá kích thích phải không nào, thế là lập tức tò mò click chuột vào và bạn đang tự mình bán thông tin cá nhân rồi đấy.[19]

Xóa cookie

Nếu muốn đảm bảo không để lại dấu vết gì khi sử dụng internet, hãy xóa cookie sau khi sử dụng. Điều này sẽ giúp người dùng ngăn chặn được những quảng cáo hay máy chủ có thể theo dõi hành vi của người dùng trên các trang web.

Nhưng xóa cookie sẽ để lại một bất tiện cho người dùng khi muốn sử dụng cho những lần tiếp theo, có nghĩa rằng tên và mật khẩu cần được điền mới khi truy cập.[19]

Luôn cập nhật tất cả phần mềm

Hiện nay có rất nhiều chương trình virus và phần mềm độc hại khai thác dấu chân điện tử của bạn và tấn công vào thiết bị mà bạn đang sử dụng. Có nhiều cách để xâm hại như khi bạn đang truy cập vào một trang web nào đó bỗng nhiên hiển thị một quảng cáo, bạn vô tình click chuột vào, thật không may đó là chương trình virus đã cài đặt sẵn. Vì thế, hãy cẩn thận trước những hành động khi sử dụng internet.

Vì vậy, làm thế nào để giảm thiểu vi rút xâm nhập? Thường xuyên cập nhật phiên bản mới bởi phiên bản cũ đã lưu dấu chân điện tử quá nhiều. Thứ hai, cài đặt phần mềm chống vi rút uy tín, đáng tin cậy để được bảo vệ tốt hơn.[3]

Kiểm tra điện thoại hay máy tính bảng

Đặt mật khẩu trên thiết bị di động của bạn. Bằng cách đó, thiết bị của bạn không thể bị người khác truy cập nếu bạn vô tình làm mất. Thỉnh thoảng kiểm tra các ứng dụng trên điện thoại hay máy tính bảng của bạn có những bất thường nào không, có bị lỗi không. Nếu bạn không sử dụng một ứng dụng nữa, hãy xóa nó.

Khi cài đặt một ứng dụng, nhiều ứng dụng tiết lộ thông tin họ thu thập cho mục đích khác nhau. Thông tin cá nhân như họ tên, giới tính, số điện thoại, email, địa chỉ và các hoạt động trực tuyến của bạn có thể được khai thác bởi các ứng dụng này.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dấu chân điện tử http://www.teachhub.com/10-things-your-students-sh... http://digitalfootprintimu.weebly.com/follow-your-... https://www.giveagradago.com/news/2018/01/why-does... https://us.norton.com/internetsecurity-privacy-cle... https://www.nytimes.com/2018/04/11/technology/face... https://prezi.com/jijoyq-jkdrr/the-importance-of-a... https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/00098... https://techterms.com/definition/digital_footprint https://www.vivint.com/resources/article/pros-and-... https://www.wired.com/1999/01/sun-on-privacy-get-o...